Wednesday, June 27, 2018

Tiếp viên mất hộ chiếu, toàn bộ hành khách bị điều tra

Các hành khách trên chuyến bay của Air Canada buộc ở lại chỗ ngồi trong 90 phút đợi điều tra khi giấy tờ của một tiếp viên bị thất lạc.

Sự việc xảy ra trên một chuyến bay nối chuyến của hãng Air Canada, cất cánh từ Winnipeg tới Montreal, Canada. Theo lời kể của hành khách tên Ruth Swan, sau khi máy bay hạ cánh ở sân bay quốc tế Richardson, hai cảnh sát Hoàng gia Canada đã tới để điều tra, Free Press đưa tin ngày 25/6.
Swan cho biết cảnh sát yêu cầu thẩm vấn toàn bộ hành khách về giấy tờ bị đánh mất. Thời gian cảnh sát lấy lời khai diễn ra khoảng 1,5 tiếng.
Các hành khách nóng lòng ngồi chờ đợi cảnh sát sẽ tìm thấy kẻ gian trên máy bay, nhưng cuối cùng cuốn hộ chiếu vẫn không được tìm thấy. Ảnh: Free Press.
Các hành khách nóng lòng ngồi đợi cảnh sát tìm thấy kẻ gian trên máy bay, nhưng cuối cùng cuốn hộ chiếu vẫn không được tìm thấy. Ảnh: Free Press.
Trời bắt đầu nóng khi các nhân viên đi vòng quanh, chụp ảnh hộ chiếu của hành khách và hỏi số lần đứng dậy đi vào nhà vệ sinh của từng người. Người phụ nữ vừa có chuyến du lịch từ Thụy Sĩ về khẳng định mọi người trên máy bay đã quá mệt mỏi và muốn về nhà. Chuyến này cũng có một số gia đình đi cùng con nhỏ.
Jonah Levy, 18 tuổi, là một trong 10 người cuối cùng rời máy bay. Anh cho biết thời điểm mình rời máy bay, cảnh sát vẫn chưa tìm được cuốn hộ chiếu bị mất.
Peter Fitzpatrick, phát ngôn viên của Air Canada, xác nhận cảnh sát đã tới để điều tra về vụ trộm tài sản cá nhân giá trị của một thành viên trong phi hành đoàn. Hãng hàng không xin lỗi vì sự chậm trễ trong quá trình điều tra song khẳng định đó là vấn đề của cảnh sát.
Tyler MacAfee, giám đốc Cơ quan Cảng vụ sân bay Winnipeg, cho biết ông không chắc về tình trạng hiện giờ của cuốn hộ chiếu, nhận định rằng đó là vấn đề giữa Cảnh sát Hoàng gia Canada và hãng hàng không. Hiện phía cảnh sát Canada chưa đưa ra bất kỳ thông tin nào.
Vân Phạm

Nguyên phó thống đốc Đặng Thanh Bình bị đề nghị 4-5 năm tù

Sau ba ngày xét xử, trưa 27/6, VKSND TP HCM đề nghị tòa cùng cấp tuyên phạt ông Đặng Thanh Bình (nguyên phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước) mức án 4-5 năm tù tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo buộc cùng hành vi, ông Hà Tấn Phước (nguyên tổ trưởng tổ giám sát NHNH, phó giám đốc NHNN Chi nhánh Long An) và Phạm Thế Tuân (nguyên phó giám đốc ngân hàng Vietcombank Chi nhánh TP HCM) cùng bị đề nghị từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù.
Bị cáo Lê Văn Thanh (nguyên chánh Thanh tra NHNN tỉnh Long An) bị đề nghị từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng, Ngô Văn Thanh (nguyên phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Ngân hàng Vietcombank Long An) từ 2 đến 3 năm tù. 
Ngoài ra, VKS cũng đề nghị miễn trách nhiệm dân sự đối với tất cả các bị cáo, đồng thời làm rõ vai trò của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng nhiều cá nhân liên quan vụ án.
Ông Đặng Thanh Bình tại tòa hôm nay. Ảnh: Thành Nguyễn.
Ông Đặng Thanh Bình tại tòa hôm nay. Ảnh: Thành Nguyễn.
Theo VKS, dù bị cáo Đặng Thanh Bình không thừa nhận hành vi, chỉ cho rằng "không hoàn thành nhiệm vụ chính trị", nhưng các chứng cứ, lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử cho thấy đủ cơ sở kết luận cáo trạng truy tố đúng người, đúng tội, không oan sai.
"Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Bị cáo Bình là người có quyền hạn cao nhất lẽ ra phải xử mức án cao nhất, nhưng bị cáo cũng có nhiều thành tích trong lĩnh vực ngân hàng, gia đình có nhiều thành tích trong sự nghiệp phát triển đất nước nên cần cân nhắc khi lượng hình", đại diện VKS nêu quan điểm.
Đại diện VKS. Ảnh: Thành Nguyễn.
Đại diện VKS. Ảnh: Thành Nguyễn.
Đối với các bị cáo nguyên là thành viên Tổ giám sát, VKS đánh giá họ thành khẩn, nhìn nhận trách nhiệm trong việc Phạm Công Danh và đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội.
Nguyên phó giám đốc NHNN Chi nhánh Long An Hà Tấn Phước dù trước đó không thừa nhận thiếu trách nhiệm và kêu oan, cho rằng khi phát hiện sai phạm tại VNCB đã báo cáo lên lãnh đạo NHNN. Tuy nhiên, trả lời trước HĐXX, ông này nhìn nhận trách nhiệm khi không kiên quyết, đôn đốc lãnh đạo xử lý kịp thời.
VKS cho rằng ông Phước và Lê Văn Thanh không oan, dù lãnh đạo VNCB phạm tội tinh vi đến đâu, lúc phát hiện Tổ giám sát phải tiếp cận bằng quyền năng mà lãnh đạo NHNN đã giao phó theo Quyết định 12. Việc này sẽ giúp các bị cáo tìm ra dấu vết, đường đi của dòng tiền, việc sử dụng tiền có đúng mục đích hay không, từ đó kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền thu hồi ngay.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Thành Nguyễn.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Thành Nguyễn.
Theo cáo trạng, thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN về việc cơ cấu lại TrustBank (tiền thân của VNCB), tháng 8/2012, Phó thống đốc Đặng Thanh Bình thành lập Tổ giám sát tại nhà băng này, hoạt động theo phương án đã được Thủ tướng phê duyệt. Trong đó phải xác minh năng lực tài chính nhóm đầu tư mới của ông Phạm Công Danh (53 tuổi, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng - VNCB) để đảm bảo nguồn tiền đầu tư vào ngân hàng.
Tuy nhiên, theo cáo buộc, ông Bình và Tổ giám sát đã sai phạm, thiếu trách nhiệm, tạo điều kiện cho ông Danh gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng cho VNCB.
Chiều nay phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận của luật sư với VKS.
Lan Ngọc

Nguyên phó thống đốc Đặng Thanh Bình bị đề nghị 4-5 năm tù

Sau ba ngày xét xử, trưa 27/6, VKSND TP HCM đề nghị tòa cùng cấp tuyên phạt ông Đặng Thanh Bình (nguyên phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước) mức án 4-5 năm tù tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo buộc cùng hành vi, ông Hà Tấn Phước (nguyên tổ trưởng tổ giám sát NHNH, phó giám đốc NHNN Chi nhánh Long An) và Phạm Thế Tuân (nguyên phó giám đốc ngân hàng Vietcombank Chi nhánh TP HCM) cùng bị đề nghị từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù.
Bị cáo Lê Văn Thanh (nguyên chánh Thanh tra NHNN tỉnh Long An) bị đề nghị từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng, Ngô Văn Thanh (nguyên phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Ngân hàng Vietcombank Long An) từ 2 đến 3 năm tù. 
Ngoài ra, VKS cũng đề nghị miễn trách nhiệm dân sự đối với tất cả các bị cáo, đồng thời làm rõ vai trò của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng nhiều cá nhân liên quan vụ án.
Ông Đặng Thanh Bình tại tòa hôm nay. Ảnh: Thành Nguyễn.
Ông Đặng Thanh Bình tại tòa hôm nay. Ảnh: Thành Nguyễn.
Theo VKS, dù bị cáo Đặng Thanh Bình không thừa nhận hành vi, chỉ cho rằng "không hoàn thành nhiệm vụ chính trị", nhưng các chứng cứ, lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử cho thấy đủ cơ sở kết luận cáo trạng truy tố đúng người, đúng tội, không oan sai.
"Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Bị cáo Bình là người có quyền hạn cao nhất lẽ ra phải xử mức án cao nhất, nhưng bị cáo cũng có nhiều thành tích trong lĩnh vực ngân hàng, gia đình có nhiều thành tích trong sự nghiệp phát triển đất nước nên cần cân nhắc khi lượng hình", đại diện VKS nêu quan điểm.
Đại diện VKS. Ảnh: Thành Nguyễn.
Đại diện VKS. Ảnh: Thành Nguyễn.
Đối với các bị cáo nguyên là thành viên Tổ giám sát, VKS đánh giá họ thành khẩn, nhìn nhận trách nhiệm trong việc Phạm Công Danh và đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội.
Nguyên phó giám đốc NHNN Chi nhánh Long An Hà Tấn Phước dù trước đó không thừa nhận thiếu trách nhiệm và kêu oan, cho rằng khi phát hiện sai phạm tại VNCB đã báo cáo lên lãnh đạo NHNN. Tuy nhiên, trả lời trước HĐXX, ông này nhìn nhận trách nhiệm khi không kiên quyết, đôn đốc lãnh đạo xử lý kịp thời.
VKS cho rằng ông Phước và Lê Văn Thanh không oan, dù lãnh đạo VNCB phạm tội tinh vi đến đâu, lúc phát hiện Tổ giám sát phải tiếp cận bằng quyền năng mà lãnh đạo NHNN đã giao phó theo Quyết định 12. Việc này sẽ giúp các bị cáo tìm ra dấu vết, đường đi của dòng tiền, việc sử dụng tiền có đúng mục đích hay không, từ đó kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền thu hồi ngay.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Thành Nguyễn.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Thành Nguyễn.
Theo cáo trạng, thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN về việc cơ cấu lại TrustBank (tiền thân của VNCB), tháng 8/2012, Phó thống đốc Đặng Thanh Bình thành lập Tổ giám sát tại nhà băng này, hoạt động theo phương án đã được Thủ tướng phê duyệt. Trong đó phải xác minh năng lực tài chính nhóm đầu tư mới của ông Phạm Công Danh (53 tuổi, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng - VNCB) để đảm bảo nguồn tiền đầu tư vào ngân hàng.
Tuy nhiên, theo cáo buộc, ông Bình và Tổ giám sát đã sai phạm, thiếu trách nhiệm, tạo điều kiện cho ông Danh gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng cho VNCB.
Chiều nay phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận của luật sư với VKS.
Lan Ngọc

Công nghệ VAR bị đổ lỗi nhầm sau trận thắng của Argentina

Trong trận đấu cuối cùng của bảng D World Cup 2018, đội nào giành chiến thắng trong cặp đấu giữa Argentina và Nigeria sẽ có cơ hội đi tiếp vào vòng trong. Với Nigeria, thậm chí chỉ cần một trận hoà cũng đủ giúp cho đội bóng vượt qua vòng đấu bảng. Tuy nhiên, họ đã bị tước đi cơ hội này khi bị từ chối một quả phạt penalty gần cuối trận dù bóng đã chạm tay cầu thủ đối phương trong vòng cấm.
Công nghệ VAR bị cổ động viên Nigeria đổ lỗi là lừa đảo, chống lại các đội bóng châu Phi...
Công nghệ VAR bị cổ động viên Nigeria đổ lỗi là lừa đảo, chống lại các đội bóng châu Phi...
Sau trận thua trên của đội tuyển tới từ châu Phi, VAR tiếp tục trở thành tâm điểm đổ lỗi của các cổ động viên và nhận được nhiều phàn nàn. Như phản ứng từ trận đấu giữa Morroco và Tây Ban Nha trước đó một ngày, công nghệ mới mẻ của FIFA bị chê là "rác rưởi", "đồ bỏ đi". Không ít ý kiến cho rằng VAR là công nghệ chỉ dành cho các đội bóng lớn và bỏ qua những đội bóng tới châu Á và châu Phi. 
Dù vậy theo Văn Thoả, một phóng viên thể thao đang theo dõi World Cup 2018, khác với trận đấu giữa Morocco và Tây Ban Nha trước đó, công nghệ VAR trong trận đấu ngày hôm qua đã bị đổ lỗi nhầm và nó không phải là nguyên nhân gây bất lợi cho Nigeria. Thực chất, VAR còn hoạt động tốt và đã phát huy tác dụng khi chiếu lại rõ ràng tình huống bóng đã chạm tay của hậu vệ Argentina trong vòng cấm, nhưng cuối cùng trọng tài vẫn quyết định không thổi phạt penalty cho Nigeria. Trước đó, công nghệ của FIFA cũng giúp cho trọng tài bắt lỗi và đem đến cho đội tuyển châu Phi một quả phạt 11 mét.
Khác với trận đấu của Nigeria và Argentina vừa xong, trong trận đấu trước đó giữa Tây Ban Nha và Morocco, hệ thống VAR được cho đã bỏ sót và không thông báo ba tình huống phạm lỗi, nhận định sai tới trọng tài chính đang điều khiển trên sân.  
VAR đã được sử dụng tới hai lần trong trận đấu giữa Argentina và Nigeria ở World Cup 2018.
VAR đã được sử dụng tới hai lần trong trận đấu giữa Argentina và Nigeria ở World Cup 2018.
Trên website của mình, FIFA giải thích VAR chỉ hỗ trợ trọng tài chứ không có quyền quyết định các tình huống. Trọng tài chính trên sân vẫn là người đưa ra phát quyết cuối cùng trong trận đấu. Thông qua hệ thống 33 camera được rải khắp sân vận động trong mỗi trận đấu, toàn bộ tình huống diễn trên sân cỏ giữa hai đội sẽ được truyền hình trực tiếp về một phòng riêng đặt tại Moskva. Tại đây, tổ trọng tài tư vấn tư xa có thể theo dõi trận đấu trực tiếp và thông báo tới tai nghe của trọng tài chính trên sân cỏ, nhằm tránh bỏ sót lỗi nghiệm trọng hay nhận định một số tình huống sai lầm dẫn đến bàn thắng. 
Công nghệ VAR hoạt động như thế nào: 

Bỏ qua quảng cáo
Giải đấu năm nay tại Nga cũng là kỳ World Cup được FIFA áp dụng nhiều công nghệ nhất trong lịch sử. Ngoài VAR lần đầu xuất hiện, toàn bộ trận đấu còn sử dụng công nghệ Goal-line. Nhưng khác với VAR, Goal-line lại có thể đưa ra được quyết định dẫn tới bàn thắng. Công nghệ sử dụng hệ thống camera và cảm biến để theo dõi liệu toàn bộ quả bóng đã qua hết vạch vôi khung thành hay chưa, từ đó giúp công nhận bàn thắng hợp lệ. 
Công nghệ xác định bàn thắng Goal-line: